Danh lam thắng cảnh

Sầm Sơn dẫn các du khách đến điểm hẹn du lịch nổi tiếng

Cách đây hơn 100 năm (1907) Sầm Sơn đã được người Pháp lựa chọn là nơi nghỉ dưỡng, tắm biển. Tuy nhiên, như vốn dĩ của nó, với phong cảnh “Sơn thuỷ hữu tình”, với vẻ đẹp hiếm có mà thiên nhiên ban tặng Sầm Sơn đã là điểm hội tụ của biết bao tao nhân mặc khách như: Đặng Huy Trứ, Tế Hanh, Xuân Diệu, Xuân Quỳnh… và cũng chính nơi đây như “trời xe duyên xui khiến anh gặp em” đã là điểm hội tụ, kết nối bạn bè.
Công ty du lịch Khát Vọng Việt  xin giới thiệu một số Tua du lịch từ Sầm Sơn đến với bạn bè.

Sầm Sơn dẫn các du khách đến điểm hẹn du lịch nổi tiếng
Sầm Sơn dẫn các du khách đến điểm hẹn du lịch nổi tiếng
1.     Tour du lịch trong nước Sầm Sơn – Thành Nhà Hồ – Suối cá Cẩm Lương, Cẩm Thủy
6h00. Xe đ­ưa quý khách rời Sầm Sơn đi thăm hang cá thần ở xã Cẩm Lương huyện Cẩm Thủy – một cảnh quan thiên nhiên độc đáo cách Sầm Sơn 100 km. Sau khi ăn tr­ưa, quý khách trở về thăm Thành Tây Đô ở huyện Vĩnh Lộc – một công trình quân sự bằng đá duy nhất ở Việt Nam, đ­ược xây dựng cách đây hơn 600 năm. Tìm hiểu địa thế và cấu trúc cũng như­ quá trình xây dựng thành. Chiều xe đưa đoàn về Sầm Sơn tắm biển, chia tay, kết thúc chương trình .
11h00: Quý khách ăn cơm trưa tại Cẩm Thuỷ.
Thành Nhà Hồ:
Đặc điểm: Thành do Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397 bằng những khối đá xanh rất lớn và kiên cố. Thành nhà Hồ hay còn được gọi là thành Tây Ðô. Thành có hình vuông, mỗi cạnh dài gần 500m, được xây bằng đá xanh cao khoảng 4,2m. Thành có 4 cửa. Cửa phía Nam rất giống cửa phía Nam thành Thăng Long. Quanh thành có hào sâu, phía trong thành là cung điện uy nghi lộng lẫy. Từ cửa Nam xây đường lát đá thẳng đến đàn Nam Giao ở Ðốn Sơn.Sau khi xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời triều từ Thăng Long về Tây Ðô. Nhưng nhà Hồ đã tồn tại được 7 năm (1400-1406).Trải qua hơn 6 thế kỷ cho đến nay toà thành còn lại cửa phía Nam với 3 cổng  vòm cuốn bằng đá xanh. Khung tường thành còn lại là những bức tường bằng đất.
Suối cá Cẩm Lương 
Ở đây có đàn cá đông tới hàng ngàn con bơi lội tung tăng dưới lòng suối. Người dân địa phương coi đây là đàn cá “thần”, không bao giờ đánh bắt mà luôn tự nguyện bảo vệ đàn cá với mong ước thần linh ban cho mưa thuận gió hòa. Trải qua đoạn đường dài gần 100km từ thành phố Thanh Hóa đến huyện Cẩm Thủy, một con đò sẽ đưa du khách sang tả ngạn sông Mã để đến thăm hang cá Cẩm Lương (hay còn gọi là suối Cá “thần”), một trong những thắng cảnh thiên nhiên có vẻ đẹp độc đáo của vùng đất xứ Thanh.  Hang cá là một hồ nước thật rộng lớn nằm trong lòng dãy núi Trường Sinh. Ðàn cá “thần” đông hàng ngàn con, tung tăng bơi lội dưới suối đổ dồn về phía bờ như để chào đón du khách đến thăm. Cá “thần” trông thật đẹp mắt, da cá óng mượt sắc vàng lẫn đen như khoác lên mình một lớp gấm quý; vây và môi cá hồng tươi rực rỡ. Cá “thần” loại lớn chỉ ra khỏi hang vào những ngày nước lên. Cá sinh sản ở trong hang, cá con lớn đến tầm từ 1- 2kg thì theo đường cửa hang bơi ra suối Ngọc. Ðàn cá chỉ bơi lội ở suối Ngọc chứ không mấy khi bơi ra khỏi ngã ba suối, nơi có đền thờ Tứ phủ Long vương (Vị thần có công đánh thủy quái bảo vệ dân làng đã được Ngọc Hoàng phong Thần và chức Tứ phủ Long vương).
 Nhân dân lập đền Ngọc bên bờ suối để tưởng nhớ công lao của Tứ phủ Long vương. Cũng từ đó, suối Ngọc trước cửa đền có đàn cá “thần” hàng ngàn con ngày đêm về chầu thần và canh gác nơi đền Ngọc. Hàng năm, vào ngày tế lễ Tứ phủ Long vương, ông từ làm lễ xin thần và chờ khi chiều xuống, đàn cá vào hang, con nào còn sót lại ở suối nghĩa là tự dâng mình làm lễ hiến sinh. Già làng mang cá ra đền cúng tiến thần linh rồi mời các cụ trong làng cùng hưởng. Lệ làng đến nay vẫn duy trì, do đó, đàn cá ở suối Ngọc không bao giờ vơi, mỗi ngày đông hơn và to ra. Bảo vệ đàn cá “thần” là việc làm tự nguyện trong tâm thức của bà con bản Mường nơi đây, với ước muốn thần linh ban cho mưa thuận gió hòa, đồng ruộng tốt tươi.
2. Tour biển Sầm Sơn – Lam Kinh – Đập Bái Th­ượng.
6h00: xe đ­ưa quý khách rời Sầm Sơn đi tham quan khu di tích Lam Kinh (huyện Thọ Xuân ), nơi Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa cùng toàn dân 10 năm “nếm mật nằm gai “ đánh giặc Minh & là nơi tôn miếu thờ Nhà Lê. Đoàn thắp hương tưởng nhớ người anh hùng dân tộc Lê Lợi tại đền thờ Vua Lê Thái Tông.

11h00: 
ăn trưa và nghỉ ngơi. Sau đó, xe đ­ưa đoàn đi thăm đền thờ Lê Lai ở Ngọc Lặc – một công thần nhà Lê đã liều mình cứu chúa. Tham quan đập Bái Thượng và ngắm cảnh non n­ước hữu tình. Đây là công trình thuỷ nông lớn nhất Đông Dương được xây dựng cách đây 100 năm. Chiều xe đưa đoàn về Sầm Sơn tắm biển, chia tay, kết thúc chương trình .
Khu di tích Lam Kinh, huyện Thọ Xuân
        Khu di tích lịch sử Lam Kinh nằm trên địa bàn xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hóa 51 km về phía Tây Bắc. Đây là một địa danh lịch sử được Bộ Văn hóa – Thông tin trước đây xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1962.Được xây dựng bởi Vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi), thành Lam Kinh còn có tên là Tây Kinh. Nơi đây có lăng Vua Lê Thái Tổ và bia Vĩnh Lăng mô tả ngắn gọn, cô đọng toàn bộ sự nghiệp của Vua Lê Thái Tổ do Nguyễn Trãi biên soạn. Lam Kinh, nơi bắt đầu của thời kỳ hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với bản anh hùng ca đánh đuổi giặc Minh, thu giang sơn về một mối. Lam Kinh nằm trên đất huyện Thọ Xuân, một huyện đã sinh cho dân tộc Việt Nam hai đời Vua Lê (Tiền Lê, Hậu Lê) – vùng đất mà cách đây gần một ngàn năm Cụ tổ của Thái Tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi thấy chim bay về đậu quây quần thành bầy, quyết định san đất dựng nhà. Thành điện Lam Kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu (gọi là du sơn) mặt nam nhìn ra sông – có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây. Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam – bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ vương. Bốn mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m, thành dày 1m.
 Về Lam Kinh du khách sẽ được thưởng thức hương vị cay cay ngọt ngọt của chè lam Phủ Quảng, một loại bánh làm bằng bột gạo nếp, mật mía, trộn lẫn lạc với gừng và được nếm cái dẻo quạnh, đen nhanh nhánh của bánh gai Tứ Trụ, cáI béo ngậy, giòn thơm của cá rô Đầm Sét rán vàng, những sản phẩm nổi tiếng của Lam Kinh.
           Ở xứ Thanh người ta không nói “đến” Lam Kinh mà thường nói “về” Lam Kinh. Về nhà, về với khu di tích lịch sử, về với nơi khởi nguồn của những chiến tích hào hùng. Về Lam Kinh nơi diễn ra Hội thề Lũng Nhai. Hàng năm vào dịp tháng 8 âm lịch, lễ hội Lam Kinh lại bắt đầu. Ngày giỗ của Lê Lợi (22/8/1433) được cử hành trọng thể.
           Tiếng cồng chiêng âm vang rừng núi. Các điệu múa dân gian: Múa Xéc bùa, múa đèn Đông Anh, múa rồng uyển chuyển bay lượn. Các trò chơi: Ném còn, dựng cây nêu, hát trò Xuân Phả náo nức lòng người. Hiện tại khu điện Lam Kinh đang được đầu tư tôn tạo để khôi phục lại một Tây kinh xưa, góp phần khôi phục giữ gìn nét văn hóa truyền thống, kiến trúc độc đáo của Việt Nam thế kỷ thứ XV, đồng thời cũng là một điểm đến của du khách trong và ngoài nước.
 
  Đền Lê Lai ( còn gọi là đền Tép )
          Đền thờ Lê Lai thuộc địa phận làng Tép, xã Kiên Thọ, Ngọc Lặc Thanh Hóa, cách khu di tích Lam Kinh 5 km về phía Tây.
         Lê Lai là một tướng giỏi của nghĩa quân Lam Sơn. Trong một lần bị quân thù vây hãm không còn lối thoát, Lê Lai đóng giả Lê Lợi “Liều mình cứu chúa” và hy sinh anh dũng để bảo toàn lực lượng cho nghĩa quân. Ghi nhớ công ơn của ông, Lê Lợi cho lập đền thờ ông ở làng Tép ( Quê hương Lê Lai) và lệnh cho quân thần sau này làm giỗ Lê Lai trước ngày giỗ của mình một ngày.
          Ngày nay, sau nhiều lần trùng tu đền Lê Lai ngày càng trở nên khang trang đẹp đẽ Ngoài ngày giỗ theo ý Lê Lợi 21/8 âm lịch, chính hội thờ Lê Lai vào ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch. Đây là một ngày hội lớn của nhân dân địa phương, thu hút hàng ngàn du khách đến dâng hương, tế lễ.
         3. Tour Sầm sơn – Đền Bà Triệu – Động Từ Thức – Nhà Thờ Phát Diệm
06h00: xe đón đoàn đi viếng thăm đền Bà Triệu, thắp h­ương tưởng nhớ người Nữ anh hùng dân tộc có công đánh đuổi giặc Ngô xâm lược trong những năm đầu Công nguyên (243), với câu nói nổi tiếng “ Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ chém cá kình ở biển Đông, chứ không muốn quỳ gối, khom lưng làm tỳ thiếp cho người”. Sau đó đoàn đi đến huyện Nga Sơn tham quan động Từ Thức huyền ảo, từng được đánh giá đẹp vào bậc nhất Việt Nam, động gắn liền với truyền thuyết Từ Thức gặp Tiên.
11h00: Đoàn ăn tr­ưa, nghỉ ngơi.Tiếp đó, đoàn lên xe đi Ninh Bình tham quan nhà thờ đá Phát Diệm. Chiều xe đưa đoàn về Sầm Sơn tắm biển, chia tay, kết thúc chương trình tham quan
Đền Bà Triệu, huyện Hậu Lộc
Đền Bà Triệu (Triệu Nữ Vương từ) tọa lạc trên núi Bân (còn gọi Bân Sơn, núi Gai) thuộc thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cách Hà Nội 137 km về phía Nam, ngay sát quốc lộ 1A. Đền trông về hướng Tây. Đền gồm cổng tam quan dẫn tới một hồ sen nhỏ và sau đó tới Khu chính của Đền có kiến trúc “nội công ngoại quốc” bao gồm: Tiền đường gồm 5 gian với những cột đá mài vuông cạnh, sau nhà Tiền đường là sân Thiên Tỉnh, hai bên sân là hai dãy nhà Trung đường, Hậu cung gồm 3 gian ở phía sau cùng của sân Thiên Tỉnh và trên nền cao hơn dựa lưng vào núi.
Đền thờ Mai An Tiêm
         Thuộc xã Nga Phú huyện Nga Sơn. Cách huyện lỵ Nga Sơn 5km về phía Đông Bắc.  Ngôi đền nhỏ đơn sơ nép mình bên sườn núi nhưng chứa đựng cả một huyền thoại đẹp được lưu truyền từ bao đời nay. Mai An Tiêm là người có công khai phá xây dựng đất Nga Sơn từ buổi bình minh của đất nước, dưa hấu Mai An Tiêm là sản vật rất nổi tiếng ở Nga Sơn. Hàng năm lễ hội Mai An Tiêm diễn ra tưng bừng náo nhiệt từ ngày 12 – 15 tháng 3 âm lịch.
          Cửa Thần Phù
         Trước đây Vua Trần dẹp giặc phương Nam, đến đây sóng to gió lớn không tiến lên được, nhờ có một đạo sĩ La Viện người địa phương dẫn đường nên mới thoát hiểm. Thắng giặc trở về La Viện đã mất, Vua cho lập miếu thờ và phong là Áp Lãng Chân Nhân Tôn Thần. Núi non, sông nước tạo cho nơi đây thắng cảnh hùng vĩ nên thơ. Rẽ sang nhánh sông Hoạt, ta gặp Đọng Lục Vân, chúa Trịnh Sâm đã đến viếng thăm, bút tích còn lưu lại là 4 bài thơ còn ghi trên vách đá. Bia chữ thần trên vách đá cạnh bờ sông Hoạt là bút tích của Trịnh Sâm (khắc năm 1771). Thì dòng sông Hoạt ta còn thấy hình ông Lã Vọng câu cá trên núi. Đi một quãng nữa tới động Bạch Ác, một động đẹp có chùa Phật ở trong, xưa kia nhiều vua, chúa đã tới tham quan và để lại nhiều bút tích là các bài thơ được khắc trên vách đá.
          Di tích lịch sử Chiến khu Ba Đình
           Chiến khu Ba Đình thuộc xã Ba Đình, cách trung tâm huyện Nga Sơn 3 km về phía Tây – Bắc. Đây là di tích lịch sử đã được xếp hạng cấp quốc gia. Với lòng yêu nước và tinh thần quả cảm, chỉ với những vũ khí thô sơ mà tại đây nghĩa quân cần Vương và nhân dân ba làng là làng Mậu, làng Thượng, làng Mỹ Khê đã dũng cảm đánh bại nhiều đợt tấn công của giặc Pháp xâm lược. Địa danh Ba Đình này đã vinh dự được Bác Hồ đặt thành tên gọi của Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịch sử.
           Nhà thờ Phát Diệm
 Nhà thờ đá Phát Diệm  là một quần thể các nhà thờCông giáo rộng khoảng 22ha, nằm tại thị trấnPhát Diệm, huyệnKim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nộikhoảng 120 km về hướng Nam. Nhà thờ đá Phát Diệm được báo chí đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam[. Đây là một công trình lớn, là nhà thờ chính tòa trung tâm của giáo phận Phát Diệm rộng lớn ở phía bắcViệt Nam. Nhà thờ được xây dựng toàn bằng đá và gỗ. Nhà thờ Phát Diệm được khởi công vào năm 1875 và đến năm 1898 thì cơ bản hoàn thành. Nét độc đáo của công trình này ở chỗ: mặc dù là nhà thờ Công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam.. Quần thể kiến trúc này được xây dựng bởi Linh mục Phêrô Trần Lục(còn gọi là Cụ Sáu – Linh mục ở giáo phận Phát Diệm từ năm 1865) và các giáo dân Công giáotrong hơn 30 năm
4.Tour Sầm sơn – Khu du lịch sinh thái Bến En.
 6giờ00: xe đón đoàn tại nơi tập kết đi thăm V­ườn quốc gia Bến En. Một thắng cảnh thiên nhiên còn giữ vẻ nguyên sơ của xứ Thanh, là sự kết hợp hài hòa của trời, mây, non, nước, Bến En sẽ cho quý khách hình ảnh Vịnh Hạ Long thu nhỏ.
Đoàn ăn trưa trong rừng. Chiều xe đưa đoàn về Sầm Sơn tắm biển, chia tay, kết thúc chương trình tham quan.
         Nằm cách thị xã Sầm Sơn 62 km về phía Tây nam, vườn quốc gia Bến En là một địa điểm du lịch sinh thái hấp dẫn đối với bất kỳ ai yêu thích vẻ nguyên sơ của tạo hoá. So với các Vườn quốc gia ở phía Bắc như: Ba Bể, Ba Vì, Tam Đảo, Cúc Phương .. vườn Bến En có tầm cỡ thực sự về tiềm năng du lịch sinh thái.
 Vườn Bến En trải rộng trên 2 huyện Như Xuân và Như Thanh với tổng diện tích 16.634ha, chia làm 3 khu vực chính, trong đó khu bảo tồn nguồn gien là nơi ‘cấm địa’ của vườn (chỉ những nhà khoa học mới được phép tìm hiểu, nghiên cứu), ở đây hệ thực vật rất phong phú với hàng trăm loài, bộ, họ (Có họ có tới 10 loài) như các loại cây lim xanh rất đặc trưng (có cây lên tới cả ngàn tuổi) cây trò trĩ và các loài thuốc nam quý … Tính đặc trưng của vườn có những nét đẹp và phong phú rất khác các vườn quốc gia khác. Hệ động vật cũng vậy, các loài quý hiếm ở đây là voi, hổ, gấu, chim …tồn tại trong 37 bộ, 96 họ, 216 giống và 309 loài, các loài Voi, Vượn má trắng, hổ …thuộc loại quý hiếm đang được bảo vệ. Tuy nhiên, ở phân khu du lịch sinh thái dường như gần gũi với du khách hơn cả. Khu này gồm lòng hồ được hình thành bởi 4 con suối và con sông Mực có diện tích rộng khoảng 3.500 ha, nước bốn mùa xanh biếc, tĩnh lặng trong quần thể không gian trời, mây, non, nước hữu tình. Du khách sẽ thoả lòng khi đến thăm 21 hòn đảo với những sắc thái rất khác nhau bằng các chuyến ca nô, xuồng máy ….Đặc biệt, tại đây có 8 tuyến đi du lịch trên hồ thăm các ốc đảo. Trong 8 tuyến đi (cơ bản tuỳ theo sự lựa chọn của khách) tuyến ngắn nhất là 1,5km và tuyến dài nhất 8,5km.
            Du khách có thể đến thăm đảo động vật, đảo thực vật, chiêm ngưỡng hang Dơi, ngắm cảnh hang động với nhiều hình thù kỳ lạ được sắp đặt bởi bàn tay của tạo hoá. Hơn thế nữa, du khách có thể đi vào các bản làng của người H’Mông, người Thổ uống rượu cần … hoàn toàn phù hợp với tour du lịch cộng đồng. Ở các đảo động vật, các loài thú được bảo vệ, nuôi nấng theo hình thức bán hoang dã nên mọi hoạt động sinh hoạt của nó đều tự nhiên đến lý thú. Trong đảo thực vật bao gồm tất cả các loài cây có tên ở Việt Nam, được trồng phân theo từng loại, từng bộ, họ … đã phục vụ rất tốt cho các nhà khoa học, ngành lâm nghiệp, môi trường sinh thái và khách du lịch …
             Trên tuyến bộ bắt đầu từ trung tâm vườn đi lên khu phía Bắc, chúng ta sẽ bắt gặp những cảnh quan không kém phần hấp dẫn so với nội khu. Đó là cụm núi đá Hải Vân tồn tại song song với 21 hòn đảo trong lòng hồ, cụm di tích hang Lò Cao kháng chiến – nơi Giáo sư Trần Đại Nghĩa từng chế tạo vũ khí từ năm 1945 phục vụ kháng chiến chống Pháp. Đi xa hơn nữa, khách du lịch có thể đến Phủ Sung, Phủ Na – nơi nhân dân vẫn thường tổ chức phường hội cúng tế trời đất … Tiếp đó là quần thể thắng cảnh hang Ngọc, cây lim trăm tuổi như biểu tượng của vườn. Trong hang Ngọc, một suối nước trong vắt, theo quan niệm nếu tắm được ở đây có nghĩa là đã cởi bỏ được những tục trần nặng nhọc nhất của cuộc sống đời thường. Có lẽ chính vì thế mà hang Ngọc tuy có xa hơn một chút so với các đảo trên lòng hồ Bến En, song vẫn là điểm được khách đến đông hơn cả.
          Đến Bến En, dù là du lịch sinh thái, song nếu đặt trước vẫn có thể được hưởng những món ăn đặc sản như: món cá quả, cá mè.. rất to được bắt từ sông Mực có thể nướng hoặc luộc, hấp … Mùa hè có thể ăn thêm món trai dắt vách đá (một loại nhuyễn thể gần giống với ốc) đặc biệt mang hương vị của rừng.
        5. Tour  Sầm Sơn – TP. Thanh Hóa – Bảo Tàng – Đền Lê.
6giờ 00 xe đ­ưa quý khách đi viếng thăm Thái Miếu nhà Lê với kiến trúc và nghệ thuật chạm trổ của Nghệ nhân thế kỷ XV. Thăm bảo tàng Thanh Hóa – nơi trưng bày các hiện vật gắn liền với lịch sử phát triển loài ng­ười, quá trình dựng nước và đấu tranh giữ n­ước của Dân tộc Việt Nam trên đất Thanh Hóa. Ăn tr­ưa, chiều xe đưa quý khách đi Sầm Sơn tắm biển, chia tay kết thúc chương trình.
          Thái miếu nhà Hậu Lê là nơi thờ cúng các vị hoàng đế, hoàng thái hậu cùng các vương công nhà Hậu Lê, được xây dựng vào năm 1805 (tức năm Gia Long thứ 4) trên khuôn viên nền điện Chiêu Hoà. Công trình này đã được Bộ VHTT cấp “Bằng di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc nghệ thuật quốc gia”.
6. Tour Sầm Sơn – Tĩnh Gia.
6h 00. Quý khách lên xe thăm khu Công nghệp Nghi Sơn, huyện Tĩnh gia
11h00:  Quý khách ăn trưa và nghỉ ngơi tại bãi Biển Hải Hoà
danh lam thắng cảnh thuộc huyện đồng bằng ven biển phía Nam tỉnh Thanh Hóa, cách thị xã Sầm Sơn 40km về phía Nam Tĩnh Gia hội đủ điều kiện để phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế du lịch, đó là Đảo Nghi Sơn – nơi tập trung nhiều dự án phát triển kinh tế trọng điểm của Tỉnh, có Cảng cá Lạch Bạng – Đảo Mê, Hang động Trường Lâm, Đền Quang Trung, Đền Đào Duy Từ… Nhưng thế mạnh lớn nhất để phát triển du lịch của Tĩnh Gia là bờ biển dài 42 km nằm ven theo quốc lộ 1A, rất tiện lợi cho việc du lịch biển và điều dưỡng. Biển Hải Hòa nằm cách thị trấn Tĩnh Gia 2km, cách khu đô thị mới Nghi Sơn khoảng 15 km về hướng Bắc, có bãi rộng và thoải, đây là nơi có địa thế thuận lợi để đầu tư xây dựng thành một trung tâm du lịch- dịch vụ, thu hút du khách về với vùng đất phía Nam Thanh Hoá.
7.Tour Sầm Sơn – Cụm di tích Hàm Rồng

6h30 phút.
 Quý khách lên xe lên ăn sáng tại Khu du lịch Hồ Kim Quy – Hàm Rồng, nghỉ ngơi 30 phút, sau đó Hướng dẫn viên sẽ đưa Quý khách tham quan Cụm di tích Hàm Rồng
11h30 phút: Quý khách ăn trưa tại khu du lịch Hồ Kim Quy Chiều Quý khách về tắm Biển tại Sầm Sơn.
Hàm Rồng, mảnh đất nổi tiếng của xứ Thanh với nhiều di tích lịch sử văn hóa và thắng cảnh. 45 năm trôi qua, kể từ ngày Hàm Rồng chiến thắng (3 – 4/4/1965), giờ đây đứng trên mảnh đất anh hùng này, du khách ít ai nghĩ rằng đây là tọa độ lửa khốc liệt thời chiến tranh chống giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc.
Hàm Rồng hôm nay đang từng bước chuyển mình. Nhiều công trình, trường học, nhà cao tầng mọc lên san sát ngay trên những nơi xưa kia là bãi bom. Núi đồi xưa nham nhở đạn bom nay cây xanh đã mọc lên tươi tốt. Hàm Rồng đã và đang được xây dựng thành khu lâm viên văn hóa du lịch độc đáo của tỉnh Thanh mang tên: Khu du lịch văn hóa (KDLVH) Hàm Rồng. Theo dự án, nơi đây sẽ là điểm dừng chân tiện lợi cho du khách tuyến Bắc- Nam cả bằng đường bộ (Quốc lộ 1A), đường sắt, đường thủy (sông Mã). KDLVH Hàm Rồng được thiết kế quy mô gồm nhiều hạng mục  công trình lớn với các khu chức năng: khu trung tâm, khu du lịch khảo cổ, khu vui chơi giải trí hồ Kim Quy và các công trình quanh hồ, khu cắm trại và làng văn hóa du lịch các dân tộc tỉnh Thanh. Hiện tại Công ty cổ phần du lịch Kim Quy đã đầu tư xây dựng KDLVH sinh thái hồ Kim Quy, trong đó hồ Kim Quy và các công trình quanh hồ là trung tâm vui chơi giải trí của KDLVH Hàm Rồng. Các công trình được xây dựng quanh hồ Kim Quy rộng 27 ha mặt nước gắn liền với quang cảnh tự nhiên của làng cổ Đông Sơn, núi Cánh Tiên, núi Ngọc, động Tiên Sơn, hang Mắt Rồng, đền thờ Trần Khát Chân, Lê Uy, chùa Tăng Phúc và các di tích lịch sử văn hóa của Hàm Rồng- Nam Ngạn.
Dạo quanh khu du lịch sinh thái Hàm Rồng, như lạc vào một không gian kỳ thú, Hồ Kim Quy nước trong xanh bốn bề in bóng núi Rồng. Những chiếc thuyền thiên nga bồng bềnh, nhẹ trôi. Làng cổ Đông Sơn lấp lánh trống đồng tỏa sáng tinh thần Việt. Động Tiên Sơn với chính cung, thủy cung, đầy ắp cả kho huyền thoại in dấu trên từng phiến đá, nhũ đá, măng đá lấp lánh hoa cương… Theo ông Lê Văn Luyện, Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc CTCPDL Kim Quy thì sau 3 năm thực hiện dự án, KDLVH Hàm Rồng đã xây dựng và đưa vào sử dụng một số cơ sở  vui chơi giải trí phục vụ du khách như: Hồ Kim Quy hạ,  Động Tiên Sơn, đảo hồ, nhà thuyền, Khách sạn Newday và các khu dịch vụ du lịch tổng hợp. Hiện tại, công ty đang tiếp tục đầu tư xây dựng để từng bước hình thành khu trung tâm vui chơi giải trí gắn với tham quan các di tích lịch sử văn hóa Hàm Rồng, với tổng số vốn đầu tư lên tới 65 tỷ đồng, trong đó vốn tự có 35 tỷ đồng, vốn Nhà nước 30 tỷ đồng. Tuy chưa hoàn thiện, nhưng KDLVH Hàm Rồng đã và đang thu hút du khách gần xa tham quan. Hiện tại, ngoài hai nhà đầu tư đã đầu tư xây dựng Đảo hồ Kim Quy và Nhà hàng Newday, cũng đã có 9 nhà đầu tư thứ cấp khác tiếp nhận dự án, xây dựng các công trình quanh hồ như nhà dưỡng sinh cộng đồng, bể bơi, công viên nước, nhà nghỉ nhà sàn, nhà nghỉ biệt thự, hồ nuôi cá sấu và sân thể dục thể thao.
   8. Tour  Sầm Sơn – Đền Sòng
6h00: Quý khách lên xe tham quan cụm di tích Đền Sòng – Đèo Ba Dội – Đền Chín giếng thị xã Bỉm Sơn. Cách Sầm Sơn 40 km về phía Bắc, đến Bỉm Sơn, quý khách vãn cảnh đền Sòng Sơn – Thánh đường thờ Nữ thần Vân Hương – Liễu Hạnh Công chúa – Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
          Chính ở Đền Sòng trong một lần trùng tu vào tháng 4 – 1939 khi thợ đào đất để xây dựng bức bình phong trước cửa chính, họ đã tìm thấy một cái tráp bằng đồng hình chữ nhật. Mở cái tráp ấy ra, họ rất ngạc nhiên khi thấy trong đó, một cuốn sách có nhiều tờ bằng đồng ghi niên hiệu Vĩnh Tộ (1619 – 1628) đời Lê Thần Tông và chép lại lịch sử gia đình Nữ thần Vân Hương.
Theo H. Breton thì : “Ngôi đền Sòng còn gọi là Đền Sùng Sơn, Đền này dựng vào thời Cảnh Hưng triều Lê Hiến Tôn (1740-1786) ngay tại nơi Chúa Liễu Hạnh tái hiện xuống trần”. (Revue Indochinos – 3/1922).Cạnh đền có một chếc cầu bằng đá do bà Hoàng thái hậu đời Lê xây dựng từ năm thứ 33 đời vua Lê Cảnh Hưng (1772). Cầu bắc qua một con suối trong veo chảy qua đền, làm cho cảnh trí càng thêm ngoạn mục.
Theo truyền thuyết kể rằng: Một hôm có một lão già người làng Cổ Đam, sau khi được Nữ chúa Vân Hương nhập hồn và tuân theo lời khuyên của bà, ông lão lấy một chiếc gậy tre đem cắm xuống đất và truyền làm một ngôi đền thờ ở đó. Chiếc gậy được cắm xuống đất đột nhiên bén rễ và đâm chồi. Trước hiện tượng “màu nhiệm” này, dân làng bèn dựng ngay một ngôi đền theo mộng báo của Nữ chúa. Lúc đầu Ngôi đền bé nhỏ, nhưng ngày càng được mở rộng thêm. Sau nhiều lần trùng tu, Đền Sòng càng khang trang, đẹp đẽ như ngày nay./.
Công ty du lịch Khát Vọng Việt cùng các du khách đến điểm du lịch đẹp, khác biệt, nổi tiếng, khi du lịch tại Sầm Sơn Thanh Hóa